Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018

Đồng Kỵ Golden Square - Dự Án Số 1 Đồng Kỵ


Golden Square Đồng Kỵ nằm ở vị trí tuyệt vời ở góc phía Đông Nam của Bắc Ninh.
Golden Square Đồng Kỵ Phường Trang Hạ, Từ Sơn, Bắc Ninh, Việt Nam
Từ trang web ấm áp và có mái che, có tầm nhìn toàn cảnh qua trang trại, rừng và đồng hoang về phía trung tâm của Moors.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định số 1131/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị, du lịch, sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí trên địa bàn phường Trang Hạ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Theo đó phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị, du lịch, sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí trên địa bàn huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh nằm trên địa bàn các xã, thị trấn: Tương Giang, Tam Sơn-thị xã Từ Sơn; Lim, Nội Duệ, Phú Lâm-huyện Tiên Du.

Dự án có phía bắc giáp sông Ngũ Huyện Khê; phía đông bắc giáp phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh; phía đông nam giáp đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn. Quy mô dự án vào khoảng 1.600ha; diện tích lập quy hoạch khoảng 1.400ha.

Quy mô dân số dự kiến khoảng 80.000 người, bao gồm dân số hiện trạng khu vực các xã Phú Lâm, Nội Duệ, Tương Giang, Tam Sơn và thị trấn Lim.

Dự án sẽ hình thành một khu đô thị đa chức năng, có quy mô cấp vùng tỉnh, thông minh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế — xã hội của tỉnh, có bản sắc văn hóa của địa phương; Làm cơ sở pháp lý để tổ chức lập quy hoạch chi tiết các khu chức năng và triển khai đầu tư xây dựng, phát triển đô thị đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Về phân khu chức năng, khu đô thị được tổ hợp với các chức năng chủ yếu sau: Khu trung tâm của khu đô thị với quảng trường lớn, các công trình công cộng, trung tâm thương mại, dịch vụ…; các khu công viên, khu vui chơi giải trí (công viên chủ đề theo mô hình Đồng Kỵ Golden Square, công viên thiên nhiên, văn hóa, biểu tượng, đặc trưng văn hóa của Việt Nam); khu thể thao và học viện Golf; khu nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, y tế; khu nhà ở, dịch vụ du lịch cao cấp; khu nhà ở; nhà ở tái định cư và phát triển dân cư, công trình công cộng, hạ tầng xã hội của các địa phương,…); khu nông nghiệp và nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao; các khu dân cư hiện hữu được quy hoạch cải tạo, chỉnh trang.

Chi Tiết Dự Án: http://dongkygoldensquare.com

Vị trí địa lý
Phường nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Đông bắc, nằm trên đường Tỉnh lộ 232, nay đổi tên thành đường Nguyễn Văn Cừ[2] và dựa trên con sông Ngũ Huyện Khê.
Lược sử
Trước 1997 có tên nôm là làng Cời thuộc xã Đồng Quang (gồm 3 thôn Bính Hạ, Trang Liệt, Đồng Kỵ) huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc.
Sau tái lập tỉnh, từ 1997 đến tháng 8/1999 thuộc Xã Đồng Quang, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Từ tháng 9/1999 thuộc xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Năm 2008, theo quyết định thành lập thị xã Từ Sơn, chia tách xã Đồng Quang thành phường Trang Hạ và phường Đồng Kỵ.
Hành chính
Trước khi thành lập phường Đồng Kỵ, làng Đồng Kỵ gồm có 6 xóm: xóm Bằng, xóm Giếng, xóm Đột, xóm Tư, xóm Tân Thành, xóm Nghè.
Nay gồm có 7 khu phố chính: phố Thanh Bình (xóm Bằng), phố Đồng Tâm (xóm Tư), phố Đại Đình (xóm Đột), phố Nghè (xóm Nghè), phố Thanh Nhàn (xóm Giếng), phố Tân Thành, khu Đồng Tiến (Ba gò).
Hiện Đồng Kỵ có thêm một khu công nghiệp làng nghề, cùng với 2 khu dân cư nhỏ.
Dân cư
Đồng Kỵ là một làng có số dân khá lớn, khoảng 22000 dân (năm 2016) cùng với tỉ lệ sinh khá cao, Đồng Kỵ đang diễn ra quá trình đô thị hóa nhanh chóng.
Kinh tế
Nông nghiệp
Hiện nay số người làm nông nghiệp của làng hầu như rất nhỏ do người dân tập trung vào sản xuất thủ công nghiệp. Sản lượng nông nghiệp hầu như không đáng kể.
Thủ công nghiêp
Hiện thủ công nghiệp sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ xuất khẩu đang là thế mạnh lớn của làng, với thu nhập hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ không chỉ giải quyết được công ăn việc làm cho người dân trong làng mà còn thu hút hàng ngàn lao động bên ngoài. Với thu nhập cho người thợ tùy tay nghề và công việc khoảng từ 1,5 - 7 triệu/tháng (2009).
Làng Đồng Kỵ đang là một làng có nhiều giám đốc, nhiều xe hơi bậc nhất của tỉnh Bắc Ninh. Kinh tế gia đình rất phát triển.
Sản phẩm làng nghề
Hiện Làng Nghề cung cấp gần như đầy đủ các mặt hàng đồ gỗ mĩ nghệ cao cấp cho sinh hoạt, công việc, trang trí nội thất hay thờ cúng... cho thị trường trong nước và ngoài nước. SP chủ yếu được làm bằng gỗ gụ, gỗ hương, gỗ trắc, gỗ mun,gỗ cẩm lai, gỗ Nu, gỗ Sưa.
Đặc biệt, trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội vừa qua, cả phường nghề Đồng Kỵ đã rất tự hào khi tác phẩm Chiếu dời đô khổng lồ có sự tham gia chế tác của các nghệ nhân Đồng Kỵ.
Phong tục văn hóa
Là làng quê Kinh Bắc cổ, nay vẫn giữ được các phong tục, lễ hội truyền thống nổi tiếng.
Hội pháo Đồng Kỵ
Diễn ra vào mồng 4-5-6 tết âm lịch. Hội dựa trên truyền thống đánh thủy quái của vị thành hoàng làng, và truyền thống chống ngoại xâm của 4 vị tướng của làng. Hàng năm, làng sẽ chọn 4 người đến tuổi 50 ở mỗi giáp làm 4 vị tướng xuất quân đánh giặc (quan đám đỏ). Mỗi vị tướng sẽ có trách nhiệm tổ chức quân cũng như làm ra một quả pháo từ nhỏ đến to, quả nhỏ (pháo tư) dài khoảng 5m, quả lớn nhất (pháo nhất) có thể đến 15m, hình quả pháo là hình trụ tròn, đường kính có thể lên tới hơn 1m. Ngày mồng 3 là lễ rước vua về làng. 20h tối giao thừa là lễ chạy quan đám, dựa theo cuộc tổng động viên quân lính đánh giặc xưa kia. Mồng 4 là lễ rước pháo ra đình để hội quân, sau lễ thờ thành hoàng làng là phần hấp dẫn nhất của lễ hội là đốt 4 quả pháo (để kích lệ tinh thần quân lính xưa kia). Do pháo quá lớn dễ gây nguy hiểm nên hiện nay theo quyết định của chính phủ về cấm đốt pháo năm 1994, các hình thức của lễ hội đã thay đổi ít nhiều, không còn hội đốt pháo nữa, pháo hiện tại cũng chỉ là pháo giả dùng cho lễ hội. Sau hội đốt pháo sẽ là lễ xuất quân (dô quan đám). Đây cũng là phần hấp dẫn của hội pháo. Các ông đám sẽ được công trên vai bởi những chàng trai đang độ sung sức làm động tác múa như muốn cổ động tinh thần quân lính và như chào tạm biệt nhân dân đi đánh giặc. Đây là một phong tục hay vẫn đang được duy trì và phát huy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét